Tag Archives Inspiration

Về viết văn

by

Nhà văn André Aciman viết về việc viết văn. Đoạt giải Lambda Literature Award năm 2007 với tác phẩm “Call me by your name”, nhưng đó không phải là tác phẩm nổi bật nhất của ông. Aciman chỉ ra sự trung thực trong văn chương bị chi phối bởi hư cấu, và hư cấu là nghệ thuật dối gian.

29

Rashomon (La Sinh Môn – 1950)

by

Thông điệp của bộ phim lay động lòng người về ranh giới mong manh của bản thể nhân tính: người kể chuyện chưa phải là người biết hết tất cả mà chỉ biết một phần của sự thật. Con người, kể cả người đã chết, không ai trung thực với sự thật. Tất cả đều che giấu sự thật theo cách có lợi cho mình, như lời nhà sư nói trong cổng thành Rashomon hoang tàn: “Con người sẽ mãi mãi không thể tìm thấy được sự thật, bởi sự yếu đuối và ích kỷ của chính mình”.

26

Về nỗi buồn

by

Nỗi buồn không phải thất bại cá nhân của riêng ai, nó là thực trạng phổ biến của mọi con người trên hành tinh này. Ta là những sinh vật cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, lại thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm. Ta cũng hay mù quáng, hay hy vọng bất chấp thực tế, với một trái tim luôn đói khát tình yêu và sự cảm thông

20

Thời thơ ấu

by

“Ông có khả năng của một bác sĩ phẫu thuật trong việc sử dụng dao mổ, cắt vào những điều bình thường nhất, diễn ra hàng ngày, xé thành những mảnh vụn rời khỏi cuộc sống, đặt chúng dưới kính hiển vi và xem xét chúng một cách tỉ mẩn, rồi trình bày chúng… đôi khi vô cùng hoang vắng, tối tăm, và e rằng chính Kafka cũng phải sợ hãi” – Aftenposten

15

Cảm xúc tối Chủ nhật

by

Cảm giác này thường hành hạ ta mỗi cuối ngày Chủ nhật, dữ dội hơn vào những lúc giao mùa và khi những tia nắng cuối ngày phủ lên nền trời một lớp son hồng thẫm. Cảm xúc tối Chủ nhật thường gắn với công việc, với ý nghĩ phải quay lại bàn làm việc sau 2 ngày nghỉ thảnh thơi. Điều này hé lộ sự phức tạp đang diễn ra trong tâm trí ta: không chỉ là ta đang có một số việc phải hoàn thành khiến tâm trạng ta ủ rũ, mà chính là ta sẽ phải quay về với một công việc mà bản thân cảm nhận đã lựa chọn sai, ngay cả khi ta cũng chẳng biết công việc nào mới là lựa chọn đúng.

13

Pygmalion và Tình yêu

by

Chẳng có gì ngạc nhiên nếu ta thấy thời đại ngày nay không chỉ bị ám ảnh về tình yêu hơn bất kỳ điều gì khác – mà còn thất bại toàn tập trong việc giúp ta hòa nhập và thành công trong các mối quan hệ mà ta cố gắng hướng đến. Tương lai không thuộc về Chủ nghĩa lãng mạn; nó thuộc về sự phân tích đúng đắn những sai lầm của Chủ nghĩa lãng mạn; thảo luận, mổ xẻ, phân tích, rút kinh nghiệm để có thể tìm ra cách tiếp cận tử tế hơn, chu đáo hơn, tâm lý hơn và yêu thương nhiều hơn. Và ta sẽ nhận ra rằng, thay vì đứng trong viện bảo tàng nghệ thuật, Pygmalion nên được đưa đến phòng trị liệu!

13

Về nỗi muộn phiền

by

Sầu muộn (melancholy) không phải là tâm hồn ở trạng thái giận dữ, đắng cay hay tiếc nuối. Nó là thể hiện cao quý của nỗi buồn, xuất hiện khi ta ở trạng thái cởi mở với hoàn cảnh thực tế rằng cuộc sống vốn dĩ khó khăn với tất cả mọi người; và nỗi khổ đau, điều thất vọng luôn thường trực trong trải nghiệm làm người. Nó không phải là một rối loạn tâm lý cần được chữa chạy như giới y học luôn khẳng định; nó là sự thừa nhận dịu dàng, điềm tĩnh, mang chút khoan dung về bao nhiêu nỗi khổ đau trong đời mà ta đã và sẽ trải qua. Người Pháp hẳn có một câu khá hay: Seule là douleur peut aider l’esprit à reconnaitre ses erreurs. Đừng tra google, mà hãy hiểu thế này: Chỉ có nỗi đau mới giúp tâm hồn nhận ra sự lầm lạc của chính nó.

9

Về trình độ cá nhân

by

Bạn thỏa mãn và tự hào khi nghĩ rằng, bạn đã đọc và hiểu vài ba quyển sách, kiến thức của bạn giàu thêm, thế là bạn biết một cái gì đó về thiên nhiên, về những suy tưởng tinh thần của con người chăng? Bạn cảm thấy mình có “trình độ”, khác hẳn những kẻ vô học chăng?

12