Ta nợ những niềm vui

by
Reading time: 2 minutes

Tiếng Hoa có từ ‘lạc’ (樂) mà các học giả phương Tây thường dịch là ‘niềm vui’ hay ‘hạnh phúc’. Các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc có vốn từ vựng khá phong phú khi mô tả niềm vui và giải trí, trong đó “lạc” được dùng để chỉ sự hài lòng nhưng không chỉ là cảm giác thoáng qua. ‘Lạc’ được dùng trong các cụm từ mô tả niềm vui mà ta có thể thấy trong các hoạt động “hứa hẹn những thỏa mãn sâu sắc hơn để đổi lại những cam kết ổn định lâu dài”.

‘Lạc’ có thể mô tả những điều vui thú nào? Chill nhạc, học hỏi điều mới mẻ, vui chơi với bạn bè, gia đình. Người ta có thể vui vẻ khi được sống, khi làm việc, khi chăm sóc gia đình, khi phát triển nghề nghiệp…

Theo cách tôi hiểu thì ‘lạc’ có nghĩa là ‘an lạc’, nghĩa là người ta vẫn có thể cảm thấy vui thú khi tìm kiếm và nuôi dưỡng một tâm tính an định trong thế giới hỗn loạn và nguy hiểm này. Theo lịch sử, xã hội cổ đại Trung Quốc không hề xa lạ với chủ nghĩa khoái lạc, nhưng họ cũng biết những thú vui nhằm mục đích nuôi dưỡng những điều sâu sắc. Tôi nghĩ rõ ràng có sự khác biệt lớn giữa việc đi ăn một mình và đi cùng với người bạn thân.

Đối lập với vui vẻ là khổ đau. Nhưng người ta có gắn niềm vui với sự âu lo? Sự hài lòng mà ta có được khi dành thời gian những người yêu mến, khi đắm mình trong văn chương, nghệ thuật hay khi học được điều gì đó mới mẻ, có thể mang đến cho ta khoảng thời gian ngắn ngủi tránh khỏi lo âu. Điều này có nghĩa gì không? Có một sự hiển nhiên: lúc khủng hoảng là lúc chẳng có niềm vui, nhưng mấy ai nhìn ngược lại? Lịch sử thế giới chứa đầy thú vui của những con người sống trong bi kịch. Hãy nghĩ đến những tháng ngày đại dịch.

Giống như “lạc”, ta định hình mình trong một thế giới đã trở nên thất thường và phi nhân.

No Comments Yet.

What do you think?

Your email address will not be published. Required fields are marked *