
1. Chân lý bất khả
Khi nào ta bắt đầu hạnh phúc? Khi ta đã tự vỗ về mình: chân lý không tồn tại. Tất cả sự cứu rỗi đến từ lúc ấy, ngay cả sự cứu rỗi bởi hư vô. Kẻ chẳng tin vào tính bất khả của chân lý, hoặc chẳng hân hoan vì điều này, chỉ có duy nhất một phương cách cứu rỗi, song, lại chẳng bao giờ tìm thấy.
2. Con người
Con người nên thôi là hay trở thành một con vật lý trí. Hắn nên trở thành một kẻ điên, mạo hiểm tất thảy cho những mộng mơ liều lĩnh, cho những khả thể hoan lạc, sẵn sàng chết cho mọi thứ có hay không có nơi cõi đời này. Tâm thức mỗi người nên ngưng là một con người. Điều ấy chỉ có thể đạt đến qua sự tự do tuyệt đối.3. Vẻ đẹp của những ngọn lửa
Vẻ đẹp của những ngọn lửa nằm ở trò chơi dị thường của chúng, vượt qua tất cả sự cân xứng và hài hòa. Ánh lửa mơ hồ biểu trưng đồng thời cho ân sủng và thảm kịch, chất ngây thơ và niềm tuyệt vọng, nỗi buồn và khoái lạc. Sự trong suốt mãnh liệt của chúng mang tính soi rọi của những cuộc thanh tẩy vĩ đại. Tôi ước ao cái siêu việt bỏng cháy nâng tôi lên và ném tôi vào biển lửa, nơi, tôi bị thiêu rụi bằng những cái lưỡi nhạy cảm và giảo quyệt của chúng, tôi sẽ chết một cái chết đê mê ngây ngất. Vẻ đẹp của những ngọn lửa sinh ra ảo giác về một cái chết cao cả, thanh khiết, giống như ánh hừng đông. Có tính phi vật chất, cái chết trong những ngọn lửa tương tự như sự bốc cháy của những đôi cánh thanh thoát, tao nhã. Có phải chỉ những cánh bướm mới chết trong những ngọn lửa? Sẽ ra sao, những thứ bị thiêu đốt bằng muôn ngọn lửa ở bên trong mình?4. Tôi không biết
Tôi không biết cái gì là đúng, cái gì là sai; cái gì được chấp thuận còn cái gì thì không; tôi không thể phán xử và không thể tán tụng. Không có tiêu chuẩn vững chắc và những nguyên lý bất dịch trong thế giới này. Tôi kinh ngạc khi một số người vẫn còn bận tâm đến lý luận nhận thức. Nói thật, tôi không quan tâm đến tính tương đối của nhận thức, đơn giản vì thế giới này không đáng để được biết. Có những khi tôi cảm thấy dường như mình đã thấu suốt, hiểu rốt ráo nghĩa lý của thế giới này; và có những lúc khác, thế giới quanh tôi lại hoàn toàn vô nghĩa. Mọi thứ rồi nhuốm vị đau đớn, trong tôi ngập tràn nỗi đắng cay ghê tởm, hiểm độc khiến ngay cả cái chết cũng thành ra nhạt nhòa. Giờ đây, lần đầu tôi nhận ra sự cay đắng này mới khó định nghĩa làm sao. Có lẽ, tôi chỉ tốn thời giờ vô ích để xác lập nền tảng luận lý cho nó, trong lúc thực ra, nó khởi nguồn từ địa hạt tiền luận lý. Vào thời khắc này, tôi không còn tin vào điều gì và tuyệt cùng không hy vọng. Tất cả hình thái và biểu hiện đem đến cho đời sống sức mê hoặc, với tôi dường như vô nghĩa. Tôi chẳng còn chút cảm xúc nào cho tương lai hoặc cho quá khứ, trong khi hiện tại là liều thuốc độc cho chính thân tôi. Tôi không biết liệu tôi có tuyệt vọng hay không, bởi thiếu hy vọng không hàm chứa niềm tuyệt vọng. Tôi có thể được gọi là bất cứ thứ gì vì tôi chắc mẩm chẳng gì mất mát. Tôi đã mất tất cả mọi thứ! Những bông hoa đang bung nở và đàn chim cất tiếng hót khắp chốn quanh tôi. Tôi xa lạ làm sao với mọi thứ trên đời!
5. Tất cả là cát bụi
Có nhiều lý do để cự tuyệt đời sống đến nỗi không thể liệt kê đủ đầy: sự tuyệt vọng, cái chết, và vô cùng tận những thứ khác. Song, cũng có ngần ấy những nguyên nhân chủ quan, nội tại, bởi, chỗ liên đới với đời sống, chẳng có đúng hay sai, chỉ thuần là những phản ứng tự phát riêng ta. Ai đó có thể gọi nó là thuyết duy chủ thể. Nó ra sao? Há chẳng phải chủ thể tính mạnh mẽ là con đường để đạt đến tính phổ quát, giống như kẻ chạm đến cái vĩnh cửu thông qua từng khoảnh khắc? Con người quá ít quý trọng sự cô độc! Họ kết tội tính vô ích của mọi thứ nó mang đến và chỉ tán dương những giá trị xã hội, bởi họ mê cuồng ảo tưởng đã tham gia vào quá trình tạo tác của họ. Tất thảy bọn họ khao khát những thành tựu vĩ đại, mà qua đó, họ hy vọng đạt đến sự bất tử. Như thể, họ sẽ không vỡ vụn thành cát bụi! Tôi bất bình với mọi thứ. Nếu họ tôn tôi làm Chúa, tôi sẽ lập tức thoái vị, và nếu thế giới chỉ còn tôi, tôi sẽ tự chia tách mình, vỡ tung thành nhiều mẩu nhỏ, và biến mất. Làm sao có những thời khắc mà tôi cảm thấy như thể mình đã thấu suốt?6. Tất cả thật xa vời
Tôi không hiểu tại sao ta phải làm mọi sự trên cõi đời này, tại sao ta phải có những người bạn và khao khát, hy vọng và những giấc mơ. Có tốt hơn chăng khi ẩn mình vào một xó xỉnh xa xôi nào đó của thế giới, nơi, chẳng còn nghe thấy tất cả những ồn ào và rắc rối? Rồi kế tiếp, ta có thể khước từ văn hóa và những tham vọng; ta sẽ bỏ qua tất thảy và chẳng kiếm được gì; bởi, có cái gì kiếm được từ cõi đời này? Có những người mà với họ, việc kiếm được chẳng hề quan trọng, những người vô cùng bất hạnh và cô đơn. Chúng ta quá khép mình với người khác! Tuy nhiên, có phải ta lại hoàn toàn mở lòng với người kia, tìm vào sâu thẳm đáy hồn ta, ta sẽ thấy số phận của mình sâu đến đâu? Chúng ta cô đơn trong cõi đời này đến nỗi ta phải tự hỏi mình: sự cô đơn của trạng thái hấp hối chẳng phải là một biểu tượng của kiếp người. Có thể có bất kỳ an ủi nào trong thời khắc cuối cùng đó? Sự sẵn lòng để sống và chết trong xã hội là một chỉ dấu của sự kém cỏi khủng khiếp. Sẽ lý thú hơn ngàn lần để chết ở nơi nào nào đó hoang liêu, lặng vắng, để chết với dáng điệu không bi thiết và chẳng ai chứng kiến. Tôi khinh miệt những kẻ trên giường chết tự sửa soạn và lựa chọn dáng điệu để gây nỗi xúc động. Những giọt nước mắt không bùng vỡ, ngoại trừ, trong sự cô độc. Những kẻ muốn được bạn bè vây quanh khi mình chết tỏ bày sự khiếp sợ và bất lực để sống những thời khắc cuối cùng trong cô đơn. Họ muốn quên đi cái chết ngay trong thời khắc của cái chết. Họ không có cái anh hùng tính vô bờ bến. Tại sao họ không khóa cửa và chịu đựng những cảm giác mãnh liệt ấy với một sự minh mẫn và nỗi sợ thậm vượt mọi giới hạn? Chúng ta quá cô lập với mọi thứ! Nhưng đồng thời, phải chăng mọi thứ không thể tiếp cận với ta? Cái chết thẳm sâu và đơn thuần nhất là cái chết trong đơn độc, khi, ngay cả ánh sáng cũng trở thành nguồn cội của cái chết. Trong những thời khắc như thế, bạn sẽ được tách khỏi sự sống, tình yêu, những nụ cười, những người bạn và ngay cả cái chết. Và bạn sẽ tự nhủ liệu có gì chăng ngoài cái hư vô của thế giới và của chính mình.7. Về sự hóa thể của ái tình
Tính phi lý điều khiển sự nảy nở của ái tình. Những cảm giác của sự tan rã cũng luôn hiện hữu, bởi ái tình là một dạng thức của sự thân mật và chẳng điều gì biểu hiện nó tốt hơn bằng những ấn tượng chủ quan của sự tan rã, sự vượt thoát khỏi những chướng ngại của bản thể. Chẳng phải ái tình vừa riêng tư lại đồng thời phổ quát? Sự thân mật thật sự chỉ có thể đạt đến thông qua một cá thể. Tôi yêu một người nào đó, nhưng từ lúc nàng là biểu trưng cho mọi vật, tôi dự phần vào bản chất của mọi vật, một cách ngây thơ, vô thức. Tính phổ quát của ái tình tiền giả định nét riêng biệt của đối tượng yêu; cá thể là một khung cửa sổ cho cái toàn thể. Sự ngợi ca ái tình phát sinh từ sự gia tăng tính phi lý của tình ái lên đến cực điểm. Tất cả tình yêu tuyệt đích là một chóp đỉnh mà tình dục không thể quy giản. Tình dục cũng có những chóp đỉnh vô song của nó. Tuy nhiên, dù không thể hình dung tình yêu thiếu vắng tình dục, hiện tượng lạ thường mà ta gọi là tình yêu thay thế tình dục từ trung tâm của ý thức. Ám ảnh được thanh tẩy, người tình đạt đến sự tinh diệu của cả cái siêu nghiệm và sự thân mật khiến tình dục rất ít, nếu không là, ít tính chủ quan nhất. Không có sự hòa hợp tinh thần giữa những phái tính, chỉ là một sự biến hình của nhục thể qua điều mà một tình nhân khẳng nhận với người tình của mình, đến độ tạo nên một ảo ảnh tinh thần. Chỉ đến lúc ấy, cảm giác tan rã mới xâm lấn: xác thịt rung rẩy với sự co thắt tột độ, không còn sự kháng cự, bùng cháy với ngọn lửa nội tại, tan rã và trôi chảy, dòng dung nham không thể ngừng nghỉ.
8. Gánh nặng của muộn phiền
Có nỗi muộn phiền nào khác ngoài cái chết? Chắc chắn là không, vì nỗi muộn phiền thật sự luôn tăm rối, thiếu sự quyến rũ, và không chút mơ mộng. Có sự chán nản kinh khủng trong nỗi muộn phiền hơn trong niềm sầu mộng, và nó khiến người ta chán ghét cuộc đời, để đến với niềm tuyệt vọng sâu xa. Chỗ khác biệt giữa sự phiền muộn và nỗi khổ là: cái trước bị chế ngự bởi sự phản chiếu trong khi cái sau bị chi phối bởi tính vật chất tai hại của cảm giác. Cả hai chỉ dẫn tới cái chết, không khi nào là ái tình hay sự ngợi ca tình ái. Ái tình nghĩa là sự sống không khoan nhượng trong cái thiết yếu thăm thẳm của đời sống – thứ mang đến sự trinh trắng cốt tủy của bất kỳ trải nghiệm tình ái nào – kiến tạo nên ảo ảnh của tự do. Trái lại, buồn rầu hay phiền muộn, có nghĩa là không thể tham gia trực tiếp và cơ hữu vào sự chảy trôi của đời sống. Nỗi buồn cũng như sự phiền muộn phác lộ cho ta sự hiện hữu, bởi chỉ thông qua chúng, ta mới tìm thấy ý thức về sự tách biệt của mình với thế giới khách thể, nỗi âu lo ấy ban tặng đường nét bi thảm lên cuộc hiện hữu của ta.
9. Về sự có thực của thân xác
Tôi không bao giờ hiểu tại sao nhiều người lại gọi thân xác là một ảo tượng, cũng như tôi không bao giờ hiểu nổi làm thế nào họ có thể tưởng tượng cái tinh thần nằm ngoài những biến động của đời sống, với tất cả những mâu thuẫn và thiếu sót của nó. Hẳn là họ chưa bao giờ có ý thức về xác thịt, các dây thần kinh, từng bộ phận bên trong nó. Nhưng, lúc không hiểu nổi sự thiếu hụt nhận thức này, tôi lại tin rằng đấy là điều kiện tiên quyết để hạnh phúc. Những người đó vẫn bị trói buộc vào cái phi lý tính của đời sống, và vẫn bị lôi cuốn bởi những nhịp hữu cơ trước khi hình thành nhận thức, không biết trạng thái mà trong đó, sự có thực của thể xác luôn hiện hữu trước ý thức. Sự hiện diện này biểu thị bệnh sống cố hữu. Há nó chẳng phải là một căn bệnh liên tục được thức nhận qua dây thần kinh, đôi chân, dạ dày, trái tim của bạn, những phần riêng rẽ trong sự hiện tồn của bạn? Với nhận thức này, hẳn sẽ không có bộ phận nào từ bỏ những chức năng thông thường? Sự có thực của thể xác là một trong những thực tế kinh khủng nhất. Tinh thần sẽ ra sao nếu thiếu vắng sự dày vò của thể xác, và cả ý thức, nếu không có những cảm giác mãnh liệt? Làm sao có thể hình dung đời sống mà không có thân thể, như một hiện hữu tự do và vô điều kiện của tinh thần? Chỉ những kẻ khỏe mạnh và vô trách nhiệm, những kẻ chẳng có tinh thần mới nghĩ được như thế. Tinh thần là đứa con đẻ của một căn bệnh sống, và Con người là một con vật bệnh. Tinh thần trong đời sống là một thứ dị thường. Tôi đã từ bỏ rất nhiều, sao tôi chẳng chối từ luôn cả tinh thần? Tuy nhiên, so với căn bệnh của đời sống, sao không khước từ trước nhất căn bệnh của tinh thần?10. Một con vật gián tiếp
Tất thảy con người có cùng một nhược điểm: họ chờ để sống, bởi họ không có cái dũng khí của mỗi khoảnh khắc. Sao không dành đủ đam mê cho từng khoảnh khắc để biến nó thành vĩnh cửu? Chúng ta biết sống chỉ khi ta không còn trông đợi vào bất cứ điều gì, bởi ta không sống hết mình trong thực tại mà sống trong một tương lai xa xăm, mơ hồ. Ta không nên chờ đợi bất cứ điều gì ngoài những thúc giục trực tiếp của từng khoảnh khắc. Ta nên chờ đợi mà không cần ý thức về thời gian. Chẳng có sự cứu rỗi nào thiếu vắng cái trực tiếp. Nhưng con người là một hữu thể không còn biết đến cái trực tiếp. Hắn là con vật gián tiếp.11. Chủ thể tính
Với những kẻ bị tước niềm tin, sự tới hạn của chủ thể tính dẫn đến chứng hoang tưởng hoặc sự tự phỉ báng, cả chứng tự yêu mình hoặc tự căm thù mình thái quá. Ở mỗi khuynh hướng, bạn thể nghiệm sự siêu vượt thời gian. Chủ thể tính biến bạn, hoặc thành Chúa hoặc thành quỷ dữ.12. Tóm lại, tình yêu
Tình yêu của con người khởi nguồn từ nỗi đau, giống như sự thông thái bắt đầu từ điều bất hạnh. Trong cả hai trường hợp, gốc rễ đã mục rữa và cội nguồn đã hư hoại. Chỉ dòng chảy tình yêu thanh thoát cùng lòng cao thượng và sự xả thân mới có thể đắp bồi cho tâm hồn người khác. Tình yêu sinh ra trong nỗi đau, ẩn chứa quá nhiều giọt lệ và tiếng thở dài, song không vấy bẩn bởi niềm cay đắng. Có quá nhiều đau khổ, sự quên mình và âu lo trong thứ tình yêu ấy bởi nó chẳng là gì khác, ngoài lòng độ lượng vô hạn. Bạn tha thứ tất thảy, bạn chấp nhận mọi điều, bạn biện hộ mọi sự. Nhưng đó có còn là tình yêu? Làm sao có thể yêu khi bị tẩy trừ khỏi mọi sự. Loại tình yêu này phác lộ sự trống rỗng của một linh hồn lơ lửng giữa toàn thể và hư vô, như việc trở thành Don Juan là phương thuốc duy nhất cho một trái tim tan vỡ. Đạo Thiên chúa không biết đến tình yêu: nó chỉ biết lòng độ lượng hay lòng thương cảm, những ám chỉ đến tình yêu hơn là tự thân tình yêu.
13. Cái thiếu thốn của sự thông thái
Tôi ghét những người thông thái vì họ biếng lười, hèn nhát và thận trọng. Tôi thích những đam mê hủy diệt hơn là sự trầm tĩnh của những triết gia, thứ khiến họ dửng dưng với cả niềm vui và nỗi đau. Nhà hiền triết không biết đến bi kịch của nỗi đam mê lẫn nỗi sợ chết; không biết sự mạo hiểm và lòng nhiệt huyết hay sự man rợ, cái nghịch dị, chủ nghĩa anh hùng uy nghi. Hắn nói điều ai cũng biết và ban phát những lời khuyên. Hắn không sống, cảm nhận, khao khát, trông đợi điều gì. Hắn đánh đồng tất cả những cái phi lý của đời sống và đau khổ vì những âu lo triền miên. Cuộc đời của những kẻ thông thái trống rỗng và cỗi cằn, bởi nó tách khỏi những mâu thuẫn và tuyệt vọng. Một hữu thể tràn đầy những mâu thuẫn không thể hòa giải hẳn giàu có và sinh động hơn nhiều. Sự cam chịu của kẻ thông thái bắt nguồn từ sự trống rỗng nội tại, chứ không phải là ngọn lửa nội tại. Tôi sẵn lòng chết vì lửa hơn là vì sự trống rỗng.
14. Sự phù phiếm của lòng thương cảm
Sao người ta vẫn còn có những lý tưởng khi có quá nhiều kẻ khùng điên, mù lòa, điếc lác trên cõi đời này? Làm sao tôi nhẫn tâm thụ hưởng ánh sáng mà kẻ khác không thể thấy, cảm nhận thanh âm mà kẻ khác không thể nghe? Tôi thấy mình như kẻ đã ăn cắp ánh sáng. Ta không ăn cắp ánh sáng từ những người mù và âm thanh từ những người điếc đó sao? Sự minh mẫn của ta há không chịu trách nhiệm cho nỗi tăm tối của người điên? Khi tôi nghĩ đến những điều này, tôi mất cả lòng can đảm và ý chí, những suy tư dường như cũng vô ích, và sự thương cảm, cũng hết sức hão huyền. Bởi tôi không đủ tầm thường để cảm thấy lòng thương cảm bất kỳ ai. Lòng thương cảm là một chỉ dấu của tính thiển cận: những số phận vỡ nát và sự đau khổ triền miên khiến bạn phải hét lên hay hóa đá. Lòng thương hại không chỉ bất lực, nó còn là sự sỉ nhục. Và hơn nữa, làm sao bạn có thể thương hại người khác khi bản thân bạn cũng phải khổ đau nhục nhã? Lòng thương cảm tầm thường như nó là, bởi nó chẳng ràng buộc bạn với bất kỳ điều gì? Không ai trong cõi đời này chết vì những nỗi đau của người khác. Và kẻ nói rằng hắn đã chết cho chúng ta lại không phải là chết; hắn bị giết.
6 Responses
sv388
January 12, 2023Can I simply say what a comfort to find someone that really knows what they’re talking about online.
You certainly understand how to bring an issue to light and
make it important. A lot more people should read this and understand this
side of the story. I was surprised that you aren’t more popular given that you surely have the gift.
slot88
January 15, 2023Thank you for any other informative website. Where else could I get that type of information written in such an ideal method?
I’ve a challenge that I am just now operating on, and I’ve been on the glance out for such info.
slot online
February 26, 2023Thanks for ones marvelous posting! I quite enjoyed
reading it, you are a great author.I will be sure to bookmark your blog and may come back at some point.
I want to encourage yourself to continue your great work, have a
nice morning!
Togel Hongkong
February 28, 2023Have you ever considered creating an ebook or guest authoring on other websites?
I have a blog based on the same subjects you discuss and would love to have
you share some stories/information. I know my visitors would appreciate
your work. If you’re even remotely interested, feel free
to shoot me an e mail.
sbo bet
April 21, 2023whoah this blog is wonderful i love reading your posts.
Keep up the great work! You understand, a lot of people are looking round for this
info, you could help them greatly.
Paginas porno
April 23, 2023Good site you have here.. It’s hard to find excellent writing like yours nowadays.
I really appreciate people like you! Take care!!