Những ngày này, thông tin về Nguyễn Thành Trung – CEO Sky Mavis sở hữu tựa game Axie Infinity – đang dậy sóng công nghệ Việt, chiếm đầy các mặt báo và các mạng xã hội. Các chuyên gia có quan điểm trung lập trong lĩnh vực cryptocurrency cũng có bài review như Dương Ngọc Thái, Ngô Minh Hiếu. Theo tôi, quan điểm chỉ là góc nhìn nhất thời, hoàn toàn có thể thay đổi theo không gian, thời gian. Tôi chỉ xem nó như là một công nghệ có nhiều ứng dụng mới mẻ, tùy vào mục đích sử dụng của chúng ta. Tại sao Mark Zuckerberg có thể sử dụng thông tin người dùng để duy trì đế chế Facebook mà người khác thì không thể sử dụng công nghệ blockchain để kiếm tiền cho mình? Mục đích của các startup là gì, lợi ích cộng đồng chăng? Chỉ khi nó va chạm với các thực thể chính trị, lợi ích người dùng thì lúc đó số phận của nó sẽ được quyết định và không phải là điều tôi muốn bàn ở đây. Ở đây là một số tóm tắt kiến thức cơ bản để hiểu về cryptocurrency và công nghệ blockchain (được lược dịch từ series phim tài liệu của Netflix).
Có bao giờ bạn cảm thấy mình bị theo dõi? Bởi các tập đoàn? bởi chính phủ? ngân hàng? hoặc một công ty nào đó mà bạn chưa từng nghe thấy? Thoát khỏi sự theo dõi là lời hứa ban đầu của Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số ra đời đầu tiên như một sự ẩn danh đẹp đẽ của tiền mặt. Và thay vào đó, tiền được tạo ra từ những dòng mã máy tính, được thúc đẩy bởi những công dân mạng và bạn có thể tin tưởng vào nó. Hiện nay, ai cũng có thể mua được tiền điện tử. Đăng ký vài thứ, nhập số thẻ tín dụng và đổi tiền của bạn lấy tiền kỹ thuật số.
Bitcoin trở nên phổ biến vào cuối năm 2017, giá trị của nó đuổi kịp những ngân hàng lớn nhất mà nó đang tìm cách chống lại. Và chỉ cần thêm vài bước nữa, bạn có thể dùng Bitcoin để mua những thứ chính yếu mà Bitcoin hướng đến: những dịch vụ phi pháp. Tiền ảo đặt ra thách thức lớn cho lực lượng hành pháp, dựa vào cáo buộc giữa những người đang tìm cách giấu diếm.
Bây giờ thì có hàng nghìn loại tiền kỹ thuật số khác nhau, như Ethereum, Litecoin, Ripple và cả đồng Dogecoin chết tiệt. Bạn có thể đào Dogecoin hoặc mua nó trên sàn giao dịch. Tuy nhiên, bạn nên biết xuất xứ của nó bắt đầu từ một trò đùa dựa trên một ảnh chế trên mạng internet. Jackson Palmer, người phát minh đồng Dogecoin, nói: “Giờ Dogecoin trị giá nửa tỷ đô la trong vốn hóa thị trường. Hãi lắm luôn, làm tôi bất ngờ kinh!“. Tính tổng lại, người ta đặt cược cả nửa tỷ đô la vào thứ gì đó. Họ đang cược vào cái gì?
Bitcoin không phải là đồng tiền pháp định. Nó là bước cải tiến lớn nhất sau việc phát minh ra internet. Mọi thứ tiền đều là giả, trừ khi nó được phát hành bởi một chính phủ thông qua ngân hàng trung ương. Lời hứa cơ bản của blockchain là sự phân quyền. Nếu ta ở thời kỳ đầu của Bitcoin, giữa thập niên 1990, thì việc duy nhất tệ hơn việc có vài người kiểm soát tiền tệ chính là chẳng có ai kiểm soát tiền tệ.
Để hiểu được tiền kỹ thuật số, ta cần xem lại hình hài trước đó của nó. Thẻ Diners Club là thẻ tín dụng đầu tiên, và tự quảng bá nó như là một tấm vé đi tới cuộc sống hiện đại. Vào thập niên 1960, giám đốc Diners Club đề cập đến câu chuyện tiền mặt không đủ hiện đại. Tiền mặt không theo kịp thế giới thay đổi quá nhanh. Thẻ tín dụng là một phát minh. Vào thập niên 1970, phân nửa số hộ gia đình Mỹ xài thẻ tín dụng, giúp ta không cần mang tiền mặt đi khắp nơi. Và đến thời của Amazon, Google và Uber, ta không hề cần tiền mặt luôn.

Kể từ khi máy tính được sử dụng rộng rãi trên quy mô lớn, người ta luôn mơ về tiền kỹ thuật số, một loại tiền có chức năng như tiền mặt mà không thể bị theo dõi, ẩn danh, tức thì, tự do sử dụng và có thể tương tác với mạng lưới máy tính. Ở nhiều quốc gia độc tài, hay có ảnh hưởng tiêu cực đến các giao dịch trong nước, họ có thể cấm giao dịch nào mà họ không muốn, và người ta không thể tự do dùng tiền. Người ta phải nghĩ ra cách mua bán trên mạng mà không bị theo dõi. Nghe thì dễ chứ thật sự rất khó thực hiện. Các nhà khoa học máy tính đã thất bại trong nhiều thập kỷ. Vấn đề này còn có cả tên gọi: Bài toán Các vị tướng Byzantine. Các vị tướng, mỗi người chỉ huy một đạo quân Byzantine bao vây một thành phố. Tất cả bọn họ phải quyết định tấn công hoặc rút lui. Nhưng dù quyết ra sao, điều quan trọng nhất là họ phải đồng thuận. Nhưng rất khó để tất cả cùng đồng thuận vì các vị tướng này không thể tin nhau, hệt như ta không thể tin nhau trên môi trường mạng. Một vị tướng có thể nói sẽ tấn công khi thực ra đang tính rút lui, chỉ cần một vị tướng nói dối nghĩa là mọi người sẽ chết trên chiến trận. Các vị tướng không có lựa chọn nào, ngoài việc gửi kế hoạch chiến đấu thông qua một trung tâm chỉ huy.
Nên những trang giao dịch như Amazon cần kiểm tra với ngân hàng để chắn chắn bạn có số tiền mà bạn hứa sẽ trả. Internet nói chung được xây dựng trên mô hình ai cũng là người dùng đáng tin, ví dụ như là quan chức chính phủ hay nhà nghiên cứu ở trường đại học. Và công nghệ được xây dựng với giả định này được thiết lập từ ngày đầu của Internet cho đến bây giờ. Nó không chỉ dừng lại ở đó. Nhiều thứ ta làm trên mạng là trao đổi những giá trị với nhau, và ta cần bên thứ ba lưu trữ và xác nhận những giao dịch đó. Internet có đầy bên thứ ba. Điểm chính ở đây là thứ ta trao đổi không chỉ là tiền, mà là bất kỳ thứ gì có giá trị. Bạn không phải là khách hàng của Facebook, mà chính là sản phẩm của nó. Ta đang trả tiền cho những gã khổng lồ bằng dữ liệu của chúng ta. Điều đó không hẳn luôn tốt đẹp. Ta không có cái nhìn đủ rộng về trách nhiệm của mình, đó là sai lầm to lớn. Dù vậy, vẫn có một số ít cách thay thế để có thể giải được bài toán Các vị tướng Byzantine.

Satoshi Nakamoto – và ta không biết ông ấy là ai, có tồn tại không, nhưng ta biết Satoshi Nakamoto thật luôn muốn ẩn mình – cho ra đời tiền điện tử mua được trên mạng, rồi tiêu tự do như đang dùng tiền mặt nhưng ẩn danh. Cải tiến của Satoshi thúc đẩy Bitcoin và tất cả các loại tiền điện tử khác xuất hiện sau đó, được gọi là blockchain. Blockchain là sổ cái giao dịch y như sổ duy trì ngân hàng, nhưng bản sao của sổ cái được phân bố giữa các máy tính khắp thế giới và tự động cập nhật mọi giao dịch.
Trở về bài toán Các vị tướng Byzantine. Nếu lệnh của họ được ghi vào blockchain, mỗi tướng sẽ có một bản sao kế hoạch tấn công của các tướng khác, luôn cập nhật và được xác nhận 100%. Duy trì sổ cái và phân phối bản sao mất rất nhiều công sức, nhưng không cần ai làm cả. Thay vào đó, hệ thống chi trả tiền điện tử cho những ai tình nguyện làm. Đầu tiên, có mạng lưới phân phối để đồng thuận về giao dịch xảy ra trong mạng lưới đó. Nó cho phép sổ cái bất tín, là sổ cái không cần cơ quan trung ương nào duy trì cả, mà là một mạng lưới người duy trì nó. Khái niệm này vô cùng mạnh mẽ. Satoshi đã giải quyết vấn đề tiền mặt trên mạng và có cả giải pháp cho vấn đề của niềm tin trên mạng.
Blockchain mở đường cho một quan điển hoàn toàn khác, đó là không ai là người dùng tin cậy cả. Nó thúc đẩy điều kiện cho một kiểu tương tác mới mà ta chưa từng nghĩ là có thể. Bitcoin là thử nghiệm đầu tiên của blockchain. Hệ thống tiền tệ mà không ai kiểm soát, không có quy luật hay quy tắc gì hết. Đó là thử nghiệm điên rồ, và xuất hiện đúng thời điểm hoàn hảo, năm 2009. Thời điểm đó được gọi là Ác mộng trên phố Wall: thị trường tài chính tan chảy, chỉ số Dow giảm mạnh khi giới tài chính rung chuyển vì sự phá sản lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Dường như mỗi lần người ta nghĩ nó có thể tệ nhất rồi, thì thảm họa vẫn chực chờ. Nhiều người nổi giận với chính phủ, tức giận với các ngân hàng lớn. Thời điểm đó, người ta hiểu tập trung quyền lực kiểu cũ của tiền là có gì đó sai trái. Và nó đã bắt đầu. Tiền mới à? Truyền thông háo hức lắm đấy. Họ càng hào hứng khi thị trường ma túy online khổng lồ mọc lên. 18 triệu đô la bằng Bitcoin đã bị thu giữ vào mùa thu năm ngoái từ trang Silk Road, trang thương mại điện tử tội phạm trị giá 1 tỷ đô la, nơi mọi người có thể ẩn danh mua ma túy, LSD (thuốc gây ảo giác)… Chỉ với vài cú nhấp chuột, ma túy đến ngay thềm nhà. Bitcoin đã đạt thời kỳ hoàng kim. Các doanh nghiệp bắt đầu tạo tiền điện tử riêng và bán nó để kiếm tiền, như cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Người ta coi tiền điện tử giống thị trường chứng khoán, đầu tư vào nhiều loại khác nhau, rồi mua thấp bán cao. Và vài năm trước, thật dễ dàng bán với giá cao ngất. Trước tiên, nó là một phong trào. Bạn hoàn toàn có thể kiếm lời khủng từ tiền điện tử. Đầu tư vào Bitcoin, kiếm chút lời từ Bitcoin. Cuộc cách mạng sẽ được mở ra bởi các triệu phú tiền điện tử trẻ tuổi. Kiến thức tiền điện tử làm các quý cô phát rồ.

Giống như cách vàng có giá trị nhờ người ta tin vào giá trị của nó, Bitcoin có giá trị vì được tin và được dùng như nơi trữ giá trị tiền tệ hiện có. Nó trở thành quả cầu tuyết khổng lồ, và khi lăn xuống dốc nó tiếp tục nhận thêm hơi nước. Năm 2010, khi Bitcoin có giá 6 xu, 50 Bitcoin mới đủ cho một cốc cà phê ngon. Lúc đỉnh điểm năm 2017, từng ấy Bitcoin có giá 850 nghìn đô la. Tháng 01/2018, tiền điện tử lao dốc. Có nhiều báo cáo về những giao dịch đáng ngờ và tội phạm. Vài người lo lắng chính phủ sẽ đột kích bất ngờ, hay nghi ngại chung về việc thứ đó thực sự đáng giá bao nhiêu. Dù là lý do gì, tất cả các loại tiền điện tử mất phân nửa giá trị trong chớp mắt. Có một cách dễ hơn nữa để mất tiền với Bitcoin, là quên nơi bạn lưu mật khẩu. Không có cách nào để cứu vãn. Có hơn 2,5 triệu Bitcoin đã bị mất, số tiền đó vào tháng 12/2017 có giá trị tương đương 20 tỷ đô la. Nhiều người không thấy an toàn khi phải tự đảm bảo cho tiền điện tử của mình. Người ta sẵn lòng dựa vào những thứ mà bản chất là của ngân hàng để lưu giữ số Bitcoin của họ. Và như vậy đã làm lụn bại toàn bộ mục đích của Bitcoin.
Một loạt các công ty tiền điện tử đã để mất lượng tiền khổng lồ vì bị hack và vì quản lý kém. Bitstamp bị hack sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới. MT.Gox làm mất 750 nghìn Bitcoin của khách hàng. Coincheck Tokyo làm mất lượng tiền trị giá 500 triệu đô la. Các máy tính phải làm việc ngày đêm để duy trì sổ cái được phân bổ, chúng dùng năng lượng nhiều hơn cả một số quốc gia. Blockchain rất đắt đỏ, và giờ nó khá chậm chạp. Mạng lưới thanh toán của Visa có thể xử lý 24 nghìn giao dịch mỗi giây, còn Bitcoin chỉ có 7. Mặc dù những gã tập trung khổng lồ (Google, Faebook, Twitter…) đôi khi lạm dụng lòng tin của ta, nhưng chúng cũng thực sự tiện lợi. Thắc mắc chỉ dấy lên, bạn có lợi như thế nào trong việc chuyển dịch vụ tập trung trước đó, như Dropbox hay Whatsapp, vào blockchain phi tập trung, liệu có thành công? Nhưng người ta cược khủng rằng vấn đề đó sẽ được sửa chữa, và blockchain sẽ cách mạng hóa nhiều thứ hơn nữa, ngoài tiền. Chỉ chưa rõ đó là gì. Không biết tương lai sẽ ra sao, cũng như ta không thể dự đoán Uber vào những năm 1990. Ta không thể dự đoán ứng dụng phi tập trung nào sẽ xuất hiện tiếp theo từ cấu trúc mới này.
Tiền điện tử chỉ là thử nghiệm đầu tiên, và có thể không phải là cuộc cách mạng được mong đợi. Rồi ta sẽ thấy có luật cho nó. Nó sẽ phải nghe lời các chính phủ (sẽ bàn thêm ở bài viết khác). Hiện giờ thì chưa xảy ra. Ta mù mờ như ở miền Viễn Tây. Có thể sẽ có mã để giải quyết vấn đề niềm tin trên mạng. Chỉ thắc mắc không biết liệu niềm tin có phải là một vấn đề mà công nghệ có thể giải quyết triệt để được hay không, khi đối tượng sử dụng vẫn là con người.